Nghiên cứu tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm vị thành niên tại các xã/phường ven biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Đề tài đã được các thành viên của Hội đồng nghiệm thu để tài thuộc Viện nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, Trường Đại học Y Dược Huế thông qua và đánh giá có nhiều điểm mới trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần cộng đồng.

Tóm tắt: Ngày nay trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến và có xu hướng ngày càng tăng ở nhiều nước trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển. Trầm cảm là một vấn đề lớn cần được quan tâm, đặc biệt trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu ở cộng đồng. Vị thành niên là lứa tuổi có nhiều thau đổi về mặt tâm sinh lý, là những yếu tố nguy cơ cho trầm cảm. Theo một khảo sát ở Hoa Kỳ, tỷ lệ trầm cảm ở trẻ vị thành niên là 11%, ở Việt Nam một số tác giả nghiên cứu về trầm cảm ở lứa tuổi từ 14-19 tuổi thấy tỷ lệ dao động trong khoảng từ 23-27%.Bên cạnh những tác động đến trầm cảm do đặc điểm chung của lứa tuổi này như áp lực học tập, sự biến đổi tâm sinh lý, môi trường gia đình không thuận lợi, trẻ vị thành niên sống ở vùng ven biển cũng có những yếu tố nguy cơ riêng cho trầm cảm như mất người thân, tài sản, khó khăn kinh tế do bão, sóng thần, bên cạnh đó nhu cầu được cảm thông và chia sẻ tình cảm của trẻ cũng giảm sút do bố mẹ làm ngư nghiệp thường xuyên vắng nhà.

Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài thực hiện với 02 mục tiêu cụ thể đó là 1) Xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên tại các xã/phường ven biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; 2) Tìm hiểu các yếu tố liên quan rối loạn trầm cảm trẻ vị thành niên tại các xã/phường ven biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

- Nghiên cứu gồm 2 giai đoạn kết hợp các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính. Trong đó nghiên cứu định lượng được tiến hành trước định tính, kết quả từ nghiên cứu định tính góp phần giải thích rõ hơn cho kết quả nghiên cứu định lượng trước đó. Cụ thể:

+ Nghiên cứu định lượng (giai đoạn 1): áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang theo cách chọn mẫu chùm nhiều giai đoạn nhằm xác định tỷ lệ biểu hiện rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên tại các xã/phường ven biển. Giai đoạn này cũng áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi soạn sẵn ở trẻ vị thành niên về một số yếu tố liên quan như yếu tố gia đình, bạn bè, yếu tố học tập và các yếu tố đặc thù thuộc vùng ven biển. Đồng thời, sau đó tiến hành chẩn đoán xác định trầm cảm ở trẻ VTN vùng ven biển có kết quả điểm sàng lọc RADS ≥ 31 bằng tiêu chuẩn chẩn đoán ICD-10.

+ Nghiên cứu định tính (giai đoạn 2): được tiến hành sau chẩn đoán xác định trầm cảm ở trẻ VTN các xã ven biển tại Đà Nẵng. Áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với bố, mẹ, người giám hộ trẻ VTN tại các xã/phường ven biển.

Mục đích nghiên cứu định tính: nhằm giải thích rõ hơn về các yếu tố liên quan đến thực trạng RLTC VTN tại vùng ven biển được ghi nhận từ kết quả nghiên cứu định lượng. Đồng thời, thông qua buổi PVS, nhóm nghiên cứu thông báo đến phụ huynh về tình hình RLTC của trẻ, thực hiện tư vấn phụ huynh cần liên lạc với cơ sở y tế chuyên môn để điều trị cho trẻ càng sớm càng tốt.

Kết quả: Với cỡ mẫu nghiên cứu trên 639 vị thành niên ghi nhận thấy tỷ lệ VTN có biểu hiện RLTC theo thang đo RADS 10-20 là 6,7%; Tỷ lệ vị thành niên có biểu hiện rối loạn trầm cảm ở nữ cao hơn nam, trong đó nữ chiếm 58,2%, nam chiếm 41,8%;

Đồng thời, thông qua kết quả phân tích hồi quy đa biến logistic các yếu tố có liên quan đến tỷ lệ biểu hiện RLTC ở VTN chỉ còn lại 04 yếu tố, gồm: tuổi; thái độ khen thưởng của bố mẹ; áp lực học tập; Mức độ theo dõi thông tin về thiên tai tại khu vực sinh sống.

Nhóm tác giả đề tài:

1. BS.CK2. Ngô Thị Kim Yến – Giám đốc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng.

2. Ths.YTCC. Trần Thị Hoài Vi – Sở Y tế thành phố Đà Nẵng (SĐT: 0935960301).

Cải cách hành chính - Nghiên cứu khoa học

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

VIDEO

LuotTruyCap

Thống kê truy cập
Hôm nay: 2.034
Hôm qua: 0
Tuần này: 2.035
Tháng này: 2.050
Tổng lượt truy cập: 6.496

Navigation Menu

Navigation Menu

Navigation Menu