Kết quả xét khen thưởng trong hoạt động khoa học công nghệ thành phố năm 2020

Ngày 04/5/2021 Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng có thông báo số 537/SKHCN-QLKH về kết quả xét khen thưởng trong hoạt động khoa học và công nghệ năm 2020.

Theo đó, tại Quyết định số 1371/QĐ-UBND ngày 26/4/2021 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc tặng bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố cho các tổ chức, cá nhân được khen thưởng trong hoạt động khoa học và công nghệ năm 2020, ngành Y tế thành phố có cá nhân tham gia và được xét khen thưởng đã có bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín.

Về tác giả và bài báo khoa học công bố được khen thưởng:

(Thông tin từ hồ sơ đăng ký của tác giả)

Tác giả: TS.BS. Nguyễn Thị Kim Phương, hiện công tác tại Khoa Nhi hô hấp, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng.

1. Tên bài báo: Phuong TK Nguyen, Hoang T Tran, Dominic A Fitzgerald, Thach S Tran, Stephen M Graham, Ben J Marais, Characterisation of children hospitalised with pneumonia in central Vietnam: A prospective study. European Respiratory Journal 2019, 11, 54(1).

* Tiêu đề tiếng Việt: Đặc điểm các trẻ nhập viện vì viêm phổi tại miền trung Việt Nam: nghiên cứu tiến cứu.

* Bài báo được đăng trên tạp chí Eur Resp Journal ngày 29/03/2019 có điểm ảnh hưởng (impact factor): 11,807. Thuộc nhóm Q1. Tạp chí này xếp hạng 5/151 tạp chí chuyên ngành Pulmonary and Respiratory medicine journals của thế giới.

* Tóm tắt: Viêm phổi là nguyên nhận nhập viện hàng đầu của trẻ em Việt Nam. Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) ban hành hướng dẫn xử trí viêm phổi nhưng mức độ áp dụng hướng dẫn này tại Việt Nam còn hạn chế. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tiến cứu 01 năm tất cả các trẻ dưới 05 tuổi nhập viện vì viêm phổi tại Bệnh viện tuyến tỉnh Việt Nam nhằm khái quát khóa đặc điểm bệnh tật, các yếu tố nguy cơ và kết quả điều trị. Kết quả điều trị bất lợi được định nghĩa gồm tử vong nội viện, nhập viện hồi sức, chuyển tuyến trên và nhập viện > 10 ngày. Trong số 4.206 trẻ nhập viện, 41,8% phân loại lại là ‘không viêm phổi’ theo tiêu chuẩn của TCYTT, chỉ 6,0% mắc viêm phổi nặng. Tỉ lệ tử vong nội viên thấp. Trẻ nhập viên trung bình 7 ngày, chi phí y tế khoảng 253 USD/một lần nhập viện. Các yếu tố nguy cơ của viêm phổi nặng gồm: trẻ dưới 01 tuổi, cân nặng lúc sinh thấp, tái nhập viện. Trong khi đó bú mẹ đóng vai trò là yếu tố bảo vệ.

* Bài báo được chọn báo cáo oral tại Hội nghị hô hấp Châu Âu tổ chức tại Tây Ban Nha 2019 và được chọn nhận giải thưởng nhà nghiên cứu trẻ tại hội nghị này.

2. Tên bài báo: Phuong TK Nguyen, Hoang T Tran, Dominic A Fitzgerald, Thach S Tran, Stephen M Graham, Ben J Marais. Predictors of ‘unlikely bacterial pneumonia’ and ‘adverse pneumonia outcome’ in children admitted in central Vietnam. Clinical Infectious Diseases 2020;70(8):1733-1741

* Tiêu đề tiếng Việt: Các yếu tố tiên đoán “viêm phổi khả năng không do vi khuẩn” và “viêm phổi có kết quả điều trị bất lợi” đối với các trẻ nhập viện tại miền trung Việt Nam.

* Bài báo đăng trên tạp chí Clin Infect Dis journal ngày 27/05/2019, điểm ảnh hưởng impact factor: 9.117. Tạp chí thuộc nhóm Q1, xếp hạng 10/286 tạp chí chuyên ngành Infectious diseases journals của thế giới.

* Tóm tắt: Viêm phổi là nguyên nhân nhập viện và sử dụng kháng sinh hàng đầu tại Việt Nam. Cần thiết tiên đoán 1) ‘viêm phổi khả năng không do vi khuẩn’ nhằm hướng dẫn kê đơn kháng sinh và 2) ‘viêm phổi có kết quả điều trị bất lợi’ nhằm hướng dẫn nhập viện phù hợp. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tiến cứu tất cả các trẻ < 5 tuổi nhập viện vì viêm phổi tại bệnh viên Phụ Sản Nhi Đà Nẵng trong 01 năm. Sử dụng phương pháp BMA (A Bayesian Model Averaging) xác định các yếu tố tiên đoán ‘viêm phổi khả năng không do vi khuẩn’ và ‘kết quả điều trị bất lợi’. Trong 3.817 trẻ nhập viện, 2.199 (57,6%) đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi của TCYTTG. Với 1.594 (41,7%) trẻ phân loại viêm phổi ‘khả năng không do’ và 129 (3,4%) ‘khả năng do’ vi khuẩn. Số còn lại (2.399; 62,9%) xem như viêm phổi ‘không rõ nguyên nhân’. Các yếu tố tiên lượng ‘viêm phổi khả năng không do vi khuẩn’ bao gồm không sốt, không đông đặc phổi trên XQ và số lượng bạch cầu trung tính máu <5x109/L tại thời điểm nhập viện; giá trị tiên đoán âm tính (NPV) cho ‘viêm phổi khả năng do vi khuẩn’ là 99,0%. Trong số những trẻ mắc viêm phổi theo tiêu chuẩn của WHO, 8,6% (189/2.199) có kết quả điều trị bất lợi. Không có các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân theo TCYTTG và không đông đặc phổi trên XQ có giá trị tiên đoán âm tính 96,8%. Lưu đồ định hướng ‘viêm phổi khả năng do vi khuẩn’ và ‘viêm phổi có kết quả điều trị bất lợi’ giúp giảm sử dụng kháng sinh và nhập viện không cần thiết, tuy nhiên mô hình này cần được kiểm định trước khi sử dụng rộng rãi.

* Bài báo nhận giải thưởng Alexandre Yersin do Hội Y học Hồ Chí Minh và Thụy Sỹ trao tặng cho bài báo y khoa xuất sắc nhất Việt Nam năm 2019. Bài báo còn nhận giải thưởng Peter Sly/APSR dành cho bài báo Nhi khoa xuất sắc nhất tại Hội nghị Hô Hấp Châu Á Thái Bình Dương 2019.

Thông báo

Cải cách hành chính - Nghiên cứu khoa học

Khoa học công nghệ

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

VIDEO

LuotTruyCap

Thống kê truy cập
Hôm nay: 768
Hôm qua: 0
Tuần này: 769
Tháng này: 784
Tổng lượt truy cập: 5.230

Navigation Menu

Navigation Menu

Navigation Menu