Kết quả khảo sát thực trạng về hoạt động kê đơn và bán thuốc kê đơn tại thành phố Đà Nẵng

Tình trạng lạm dụng kê đơn thuốc, kê đơn không hợp lý và bán lẻ thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc đã gây ra những tác hại nặng nề đối với người bệnh và xã hội, đặc biệt là tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Bộ Y tế đã ban hành các tài liệu Hướng dẫn quản lý sử dụng kháng sinh cùng với việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020 nhằm mục tiêu đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống kháng thuốc, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác phòng, chống dịch bệnh, khám bệnh, chữa bệnh để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bộ Y tế cũng đã phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017 - 2020 tại Quyết định số 4041/QĐ-BYT ngày 07 tháng 9 năm 2017 nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế, đặc biệt là người kê đơn thuốc và bán lẻ thuốc trong việc thực hiện quy định của pháp luật về kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn mà trọng tâm là kháng sinh.

Để đảm bảo triển khai hiệu quả Đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020” của Bộ Y tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, góp phần làm giảm tình trạng kháng kháng sinh, lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không hợp lý; ngày 12 tháng 11 năm 2018 UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Kế hoạch số 8757/KH-UBND về việc triển khai Đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2018 - 2020” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Việc khảo sát thực trạng kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn là vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay để ngành Y tế có cái nhìn về thực trạng, từ đó có giải pháp phù hợp để kiểm soát hoạt động kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trong thời gian đến trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Vì vậy, thời gian qua Sở Y tế thành phố Đà Nẵng đã tiến hành đề tài “Đánh giá thực trạng hoạt động kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” với các mục tiêu nghiên cứu sau:

            1. Đánh giá thực trạng hoạt động kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

            2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ các quy định về hoạt động kê đơn và bán thuốc kê đơn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

            3. Đề xuất các giải pháp can thiệp nhằm tăng hiệu quả của hoạt động kê đơn và bán thuốc kê đơn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

            Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên các đối tượng nghiên cứu gồm:

            - Người bán lẻ thuốc tại các nhà thuốc, quầy thuốc trong khuôn viên cơ sở KCB; nhà thuốc, quầy thuốc ngoài khuôn viên cơ sở KCB.

            - Người kê đơn thuốc tại các bệnh viện công lập và tư nhân, phòng khám đa khoa tư nhân, phòng khám tư nhân chuyên khoa nội tổng hợp, chuyên khoa nhi, chuyên khoa tai mũi họng.

            - Người mua thuốc tại nhà thuốc, quầy thuốc ngoài khuôn viên cơ sở KCB.

            - Đơn thuốc.

            Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được như sau:

            a) Thực trạng tình hình kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

            * Đối với người mua thuốc: Có 32,0% người mua thuốc đến mua thuốc có đem theo đơn thuốc của bác sỹ; có 54,0% người mua thuốc có kiến thức đúng về thời gian điều trị kháng sinh (dùng theo đơn chỉ dẫn của bác sỹ); có 56,0% người mua thuốc tự ý mua thuốc kháng sinh; có 48,0% người bệnh đã từng sử dụng kháng sinh không đủ thời gian điều trị.

            * Đối với người bán thuốc: Có 60,0% người bán thuốc trả lời sai về thời hạn đơn thuốc có giá trị; có 34,0% người bán thuốc trả lời đúng về nguyên tắc sử dụng kháng sinh; có 30,0% người bán thuốc không biết về quy định bán thuốc kháng sinh.

            * Đối với người kê đơn: Có 84,0% người kê đơn trả lời đúng về quy định kê đơn thuốc ngoại trú; có 90,0% các bác sỹ đã được tập huấn về quy định kê đơn ngoại trú; có 96,0% bác sỹ cho rằng tình trạng kháng kháng sinh hiện nay là vấn đề nghiêm trọng trong cộng đồng.

            b) Một số yếu tố liên quan

            * Đối với đơn thuốc không đạt về thông tin hành chính: Có 01 yếu tố có liên quan là: phạm vi hoạt động (chuyên khoa / đa khoa) với p<0,05.

            * Đối với đơn thuốc không đạt về nội dung: Có 02 yếu tố liên quan gồm: loại đơn thuốc (điện tử / viết tay) và phạm vi hoạt động (chuyên khoa / đa khoa) với p<0,05.

            Đề tài được thực hiện bởi nhóm tác giả gồm: Chủ nhiệm đề tài ThsBSCK2. Ngô Thị Kim Yến, thư ký đề tài DSCK2. Trần Thị Thu Lan, cùng các thành viên phối hợp tham gia nghiên cứu thuộc các phòng chuyên môn của Sở Y tế. Đề tài đã được Hội đồng nghiên cứu khoa học của ngành nghiệm thu công nhận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở tại Quyết định số 156/QĐ-SYT ngày 26/02/2020 của Sở Y tế.

Nhóm nghiên cứu viên 

Cải cách hành chính - Nghiên cứu khoa học

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

VIDEO

LuotTruyCap

Thống kê truy cập
Hôm nay: 1.718
Hôm qua: 0
Tuần này: 1.719
Tháng này: 1.734
Tổng lượt truy cập: 6.180

Navigation Menu

Navigation Menu

Navigation Menu