Kết quả ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực y dược và bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; trong giai đoạn từ năm 2005-2020, ngành Y tế thành phố Đà Nẵng đã triển khai thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển và ứng dụng CNSH. Việc phát triển và ứng dụng CNSH luôn được lồng ghép trong định hướng, kế hoạch phát triển chung của ngành; kế hoạch phát triển chuyên môn tại mỗi đơn vị trực thuộc Sở.

1. Các kết quả đạt được về phát triển, ứng dụng CNSH trong lĩnh vực y tế

- Ứng dụng trong y học dự phòng:

+ Ứng dụng kỹ thuật PCR, Real-time PCR trong chẩn đoán sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm, … phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh.

+ Thường xuyên sử dụng các loại vắc xin được sản xuất bằng phương pháp CNSH tiên tiến trên thế giới cũng như trong nước để đáp ứng nhu cầu phòng bệnh cho nhân dân, loại trừ một số bệnh truyền nhiễm lây lan trong cộng đồng.

- Ứng dụng trong chẩn đoán, điều trị bệnh:

+ Phân tích miễn dịch, phát hiện một số protein có liên quan đến sự hình thành khối u, xác định sự có mặt của các loại vi khuẩn khác nhau, ... giúp cho các bác sĩ xác định bệnh một cách nhanh chóng và chính xác.

Kỹ thuật Real-time PCR: định lượng DNA HBV, RNA HCV trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị các bệnh viêm gan B và C; chẩn đoán lao và lao đa kháng; xác định genotype HCV; xác định các đột biến kháng Lamivudin của vi rút HBV; phát hiện vi rút CMV và EBV; phát hiện đột biến gen trong ung thư phổi.

Kỹ thuật PCR: xác định type của vi rút sốt xuất huyết Dengue; vi rút HPV,…

Kỹ thuật lai phân tử phát hiện type nguy cơ gây ung thư cổ tử cung.

Kỹ thuật Gene Xpert MTB/RIF chẩn đoán phát hiện sớm người bệnh lao và lao đa kháng.

Kỹ thuật LPA chẩn đoán lao kháng thuốc  hàng 1 và hàng 2. Đây là kỹ thuật dựa trên công nghệ lai đầu dò bao gồm 3 bước: Tách chiết DNA, nhân gen và lai đầu dò. Tính đến thời điểm hiện tại, kỹ thuật LPA được xem như là ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại và hoàn thiện nhất trong chẩn đoán lao và lao kháng thuốc được WHO và CDC khuyến cáo thực hiện.

Kỹ thuật ly trích huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là công nghệ thu nhận tiểu cầu từ máy tự thân, sau đó lợi dụng các yếu tố tăng trưởng có trong tiểu cầu để kích thích quá trình phục hồi vết thương, đẩy nhanh quá trình loại bỏ tế bào chết, sản sinh Collagen, tái tạo mạch máu, tăng sinh lượng hyaluronic acid dưới da… giúp da mau hồi phục và trẻ hóa, dùng để điều trị các bệnh về da như rụng tóc, sẹo lõm,…

+ Ứng dụng liệu pháp điều trị đích trong ung thư phổi và mở rộng trên các loại ung thư khác; ứng dụng kỹ thuật đếm tế bào dòng chảy để theo dõi điều trị các bệnh lý huyết học và mở rộng trên các loại ung thư khác; ứng dụng liệu pháp điều trị miễn dịch trong ung thư phổi và các loại ung thư khác.

+ Sử dụng một số sản phẩm CNSH trong điều trị như insulin chữa bệnh tiểu đường, kháng sinh, vitamin, enzyme, các chế phẩm chẩn đoán, thuốc chữa bệnh…

- Ngoài ra trong lĩnh vực y tế còn sử dụng các chế phẩm CNSH trong xử lý chất thải y tế, xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường.

- Bên cạnh đó nhiều giống cây thuốc quý đã được sử dụng để chữa bệnh từ rất lâu đời, nhờ sự kết hợp giữa CNSH trong thực vật với di truyền chọn giống và công nghệ cao trong canh tác nhiều cây dược liệu đã được nhân rộng và trồng đại trà tại địa phương.

- Nhờ ứng dụng CNSH, các tác nhân gây bệnh thường gặp như: Giun, sán, tay chân miệng, sốt xuất huyết,…được nghiên cứu về chu trình sống, đường lây, khối cảm thụ,…giúp thuận lợi hơn trong chẩn đoán xác định, đồng thời là căn cứ khoa học cho hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe để mỗi người dân đều có thể thực hiện tốt việc dự phòng bệnh tích cực cho chính bản thân, gia đình và cộng đồng.

Đóng góp của CNSH trong phát triển ngành

- Nhờ ứng dụng các kỹ thuật CNSH, công tác y tế dự phòng từng bước nâng cao chất lượng: phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch bùng phát lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong, tạo được niềm tin trong nhân dân.

- Việc ứng dụng CNSH trong công tác xét nghiệm đã giúp cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời và chính xác, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng nâng cao. Qua ứng dụng các kỹ thuật CNSH ngành Y tế phát triển một số mô hình, phương thức khám chữa bệnh mới có hiệu quả. Xây dựng qui trình ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong việc quản lý và giám sát công tác điều trị  một số bệnh, giúp giảm gánh nặng về ngân sách của Cơ quan Bảo hiểm Y tế và bản thân người bệnh trong lộ trình điều trị bệnh; làm giảm sự lan truyền bệnh tại cộng đồng.

2. Phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2020-2030

a) Phương hướng

  - Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu CNSH trong công tác y tế dự phòng, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị bệnh. Đồng thời hướng đến đầu tư nghiên cứu, phát triển CNSH trong các lĩnh vực do ngành quản lý.

  - Cần gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu và ứng dụng CNSH với đầu tư về cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực.

b) Các giải pháp để CNSH có đóng góp lớn hơn vào phát triển ngành

- Định hướng, tăng cường ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả các kỹ thuật về CNSH vào thực tiễn công tác ngành. Tiếp nhận, triển khai các quy trình, kỹ thuật hiện đại về CNSH phục vụ công các chẩn đoán, khám và điều trị bệnh. Một số định hướng ứng dụng CNSH trong thời gian tới như sau:

+ Ứng dụng CNSH trong việc xác định các vi sinh vật gây bệnh hỗ trợ cho công tác chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm và phòng chống dịch bệnh.

+ Ứng dụng CNSH trong chẩn đoán các đột biến kháng thuốc của các vi sinh vật gây bệnh, hỗ trợ cho việc quản lý và giám sát sự đề kháng thuốc của các vi sinh vật gây bệnh.

+ Ứng dụng CNSH trong chẩn đoán các đột biến trên gen hỗ trợ cho công tác chẩn đoán, điều trị các bệnh ung thư, các bệnh lý về di truyền học.

+ Ứng dụng CNSH phục vụ cho công tác ghép tạng và trong công nghệ tế bào gốc.

- Đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại ứng dụng các thành tựu CNSH trong xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị bệnh.

- Đào tạo, tập huấn, cập nhật kiến thức cho các cán bộ y tế về CNSH.

- Triển khai các nghiên cứu khoa học về CNSH trong lĩnh vực y tế.

3. Đề xuất một số nhiệm vụ giai đoạn 2020-2030 (Sở Y tế tổng hợp đề xuất từ các đơn vị trực thuộc Sở)

STT

Tên nhiệm vụ

Mục tiêu

Đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

  1.  

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học tại Khoa Vi sinh - Bệnh viện Đà Nẵng

Phát hiện các gen đột biến trong ung thư phổi, đại trực tràng (EGFR, KRAS, BRAS, NRAS); Phát hiện tác nhân lây nhiễm qua đường tình dục (HIV, lậu cầu); phát hiện virus gây thải ghép trong ghép tạng (BKV)

Phòng Sinh học phân tử, Khoa Vi sinh - BV Đà Nẵng

2020-2030

  1.  

Ghép tế bào gốc tạo máu trong ung thư huyết học

Hoàn thiện các phương pháp điều trị ung thư huyết học

BV Ung bướu phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

2022

  1.  

Liệu pháp ứng dụng tế bào miễn dịch trong điều trị ung thư

Ứng dụng phương pháp điều trị mới trên bệnh lý ung thư

BV Ung bướu phối hợp với Đại học Quốc gia Chonnam, Hành Quốc

2025

  1.  

Hợp tác nghiên cứu và tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán và điều trị lao

Phát hiện lao và lao kháng thuốc trên tất cả các bệnh phẩm với độ nhạy, độ đặc hiệu cao và thời gian phát hiện ngắn.

BV Phổi Đà Nẵng phối hợp với BV Phổi Trung ương, các BV và Trường Đại học trong và ngoài nước

2020-2030

  1.  

Kỹ thuật PCR trong chẩn đoán các bệnh về da và lây truyền qua đường tình dục

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ PCR trong xét nghiệm, triển khai các xét nghiệm mới về Real-time PCR và genotype Real-time PCR, giúp phát hiện được chính xác type virus gây bệnh

Khoa Cận lâm sàng - BV Da liễu Đà Nẵng

2021-2020

Cải cách hành chính - Nghiên cứu khoa học

Phòng bệnh, khám chữa bệnh - BHYT

Khoa học công nghệ

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

VIDEO

LuotTruyCap

Thống kê truy cập
Hôm nay: 8.604
Hôm qua: 0
Tuần này: 8.605
Tháng này: 8.620
Tổng lượt truy cập: 13.066

Navigation Menu

Navigation Menu

Navigation Menu