Thông báo xét duyệt Đề cương đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2020 và tổ chức nghiệm thu đề tài cấp cơ sở đợt 1 năm 2020

Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngành Y tế năm 2020; Sở Y tế thông báo về việc gửi hồ sơ đăng ký xét duyệt Đề cương đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2020, đồng thời tổ chức nghiệm thu đề tài cấp cơ sở đợt 1 năm 2020 như sau:

1. Về nghiệm thu đề tài cấp cơ sở đợt 1 năm 2020

- Đối tượng đề tài tham gia nghiệm thu: Các đề tài đã được Sở Y tế phê duyệt Đề cương năm 2019 có thời gian hoàn thành sau tháng 10/2019, không kịp gửi Sở xét nghiệm thu đợt cuối năm 2019.

- Các đơn vị có đề tài thuộc đối tượng trên gửi Hồ sơ nghiệm thu về Sở Y tế (thông qua phòng Nghiệp Vụ Y) trước ngày 20/02/2020. Nếu quá thời hạn trên Sở không nhận được hồ sơ đề tài nào thì coi như đề tài đó không hoàn thành theo quy định, Sở không xem xét nghiệm thu ở thời gian tiếp sau.

- Thành phần Hồ sơ gửi nghiệm thu: thực hiện theo quy định thường quy hằng năm của Sở.

2. Về xét duyệt Đề cương đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2020

a) Hội đồng nghiên cứu khoa học đơn vị lựa chọn, thông qua Đề cương các đề tài trước khi gửi Hồ sơ đề nghị Sở xét duyệt.

Danh sách đề tài đề nghị xét duyệt Đề cương được lập theo Mẫu sau:

STT

Tên đề tài

Người thực hiện

Mã số đề tài

A. Đề tài hoàn thành trước ngày 05/9/2020 (nghiệm thu năm 2020)

1

 

 

 

 

 

 

B. Đề tài hoàn thành sau ngày 05/9/2020 (nghiệm thu Quý 1 năm 2021)

20

 

 

 

21

 

 

 

…..

 

 

 

 

Tổng số: …… đề tài.

Các quy định khi lập Bảng danh sách đề tài gửi Sở:

- Cột số thứ tự đề tài là cơ sở để đánh Mã số đề tài, do vậy cần thực hiện kỹ và đảm bảo chính xác số thứ tự theo từng đề tài. Số thứ tự được đánh liên tục từ các đề tài thuộc nhóm A qua nhóm B.

- Mã số đề tài: thực hiện đánh Mã số theo hướng dẫn cụ thể của Sở Y tế.

- Không ghi tắt ở tên đề tài.

- Quy định về ghi tên người tham gia thực hiện đề tài: Với quy mô đề tài cấp cơ sở, Sở Y tế thống nhất trong toàn ngành ghi tên không quá 03 người trong một đề tài (là những người có tỷ lệ % tham gia đề tài cao nhất, bao gồm cả chức danh Chủ nhiệm đề tài và các Thành viên thực hiện chính). Đối với một số đề tài có thể có nhiều hơn các cá nhân khác tham gia với vai trò kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ thì có thể ghi thêm “và cộng sự”.

Đối với những đề tài không được Sở Y tế thông qua năm 2019 với các hạn chế về cỡ mẫu, cách thức trình bày,…; cho phép tác giả điều chỉnh, bổ sung theo những góp ý của Hội đồng và tiếp tục tham gia xét Đề cương đề tài cấp cơ sở năm 2020.

b) Hồ sơ đề nghị Sở xét duyệt Đề cương bao gồm 5 thành phần sau đây:

(1) Tờ trình của đơn vị.

(2) Danh sách đề tài đề nghị xét duyệt Đề cương.

(3) Bảng mô tả chức danh nghiên cứu (căn cứ Điều 5, Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của liên Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ) và xác định tỷ lệ % tham gia thực hiện đề tài của các Thành viên trong từng nhóm nghiên cứu.

/documents/350404/0/PL4.doc/93b6ae63-c468-4ee0-9685-3ceaf551bd77

(4) Bản Đề cương chi tiết các đề tài . Các Đề cương xếp lần lượt theo số thứ tự của Danh sách đề tài.

(5) Nội dung nhận xét Đề cương của Hội đồng nghiên cứu khoa học tại đơn vị đối với từng Đề cương đề tài.

/documents/350404/0/PL3.doc/1109e29a-c51f-430a-9d5d-f26ae9709dd0

c) Thời gian và cách thức gửi Hồ sơ đề nghị xét duyệt Đề cương

- Thời gian gửi Hồ sơ: trước ngày 20/02/2019. Sau thời hạn trên Sở Y tế chốt danh sách và tổ chức các Hội đồng xét duyệt.

- Cách thức gửi Hồ sơ:

+ Đăng ký đề tài trực tuyến qua Hệ thống quản lý khoa học và công nghệ Sở Y tế. Đường dẫn, thông tin đăng nhập, cách thức sử dụng Hệ thống quản lý khoa học và công nghệ Sở Y tế: đã triển khai đến các đơn vị tại Công văn số 3959/SYT-NVY ngày 27/12/2019 của Sở Y tế.

+ Đồng thời Hồ sơ gửi bằng văn bản đến Sở Y tế (thông qua phòng Nghiệp Vụ Y). Đối với danh sách đề tài đăng ký các đơn vị có thể xuất file trên Hệ thống quản lý khoa học và công nghệ sau khi hoàn thành nhập dữ liệu).

Lưu ý các đơn vị: hoàn thành việc đăng ký trực tuyến và gửi Hồ sơ đúng thời hạn. Quá ngày 20/02/2019 Hệ thống quản lý khoa học và công nghệ sẽ tự động khóa chức năng đăng ký.

d) Một số vấn đề cụ thể Sở Y tế lưu ý đến các đơn vị, cá nhân:

- Các đề tài được duyệt Đề cương hoàn thành trước ngày 05/9/2020 gửi Sở Y tế nghiệm thu và công nhận cho năm 2020. Các đề tài được duyệt Đề cương hoàn thành sau ngày 05/9/2020 gửi Sở Y tế nghiệm thu và công nhận cho năm 2021.

- Thời gian thực hiện đề tài cấp cơ sở theo quy định (tại Quyết định số 39//2015/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng về quy định quản lý các niệm vụ khoa học và công nghệ thành phố Đà Nẵng): Không quá 12 tháng. Những trường hợp đặc biệt khác đơn vị đề xuất và có giải trình cụ thể về việc thời gian nghiên cứu được kéo dài.

- Đối với các đề tài là luận án, luận văn: nếu thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và hoàn thành trước ngày 05/9/2020 được tham gia cấp cơ sở, tuy nhiên cần thực hiện theo đúng các quy trình, quy định của Sở. Không đăng ký cấp cơ sở đối với những đề tài là luận án, luận văn thực hiện ngoài địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Đề tài cấp cơ sở phải do cá nhân là cán bộ, nhân viên của đơn vị làm Chủ nhiệm đề tài và đơn vị là Cơ quan chủ trì đề tài.

- Tuân thủ việc đánh Mã số đề tài theo hướng dẫn . Không ghi tên người thực hiện và đơn vị ở trang Bìa đề tài (đã được quản lý thông qua Mã số đề tài).

- Trong năm 2019 nhìn chung chất lượng đề tài tại các đơn vị tiếp tục có sự cải thiện so với những năm trước, tuy nhiên Hội đồng Sở vẫn còn ghi nhận một số hạn chế phổ biến. Các đơn vị cần phổ biến kỹ các nội dung còn hạn chế đến các tác giả để lưu ý trong quá trình viết Đề cương.

- Để đảm bảo thông tin cho Hội đồng Sở xem xét, đánh giá, đồng thời thể hiện tính nghiêm túc trong thực hiện đề tài, Sở Y tế quy định việc không xem xét và sẽ trả về đơn vị những đề tài nếu rơi vào một trong 04 hạn chế sau đây (được hiểu là những tiêu chuẩn bắt buộc):

+ Không trình bày nội dung và các biến số nghiên cứu (ở Chương Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu): Với các yêu cầu: nêu rõ các quy ước, lượng hóa, định nghĩa và kỹ thuật thu thập số liệu đối với từng biến/nhóm biến số.

+ Không giới thiệu về Bộ công cụ thu thập số liệu (ở Chương Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu): Với các yêu cầu: làm rõ độ tin cậy của Bộ công cụ thu thập số liệu: Sử dụng Bộ công cụ sẵn có từ nguồn nào hay tự xây dựng/cơ sở tự xây dựng. Cách đánh giá cụ thể của Bộ công cụ. Đính kèm Bộ công cụ ở Phụ lục nghiên cứu.

+ Hình thức đề tài quá cẩu thả, nhiều lỗi, không theo quy định (lỗi này không khó nhưng thể hiện sự quan tâm đầu tư, tính nghiêm túc của tác giả và trách nhiệm của Hội đồng NCKH đơn vị).

+ Phát hiện sao chép nguyên văn đề tài khác; sử dụng đề tài trùng lặp gần như hoàn toàn qua các năm. đơn vị quán triệt tính nghiêm túc, đạo đức nghiên cứu.

Đối với 04 nội dung hạn chế nêu trên, Sở Y tế đã lưu ý các đơn vị từ các năm 2018, 2019. Tuy nhiên vẫn còn một số tác giả, đơn vị khá chủ quan trong việc thực hiện (đơn vị, cá nhân phản hồi là không biết, hoặc tự ý không tuân thủ các quy định của Sở). Do vậy Sở Y tế đã đề nghị Thường trực Hội đồng nghiên cứu khoa học đơn vị tăng cường việc thông tin, hướng dẫn, kiểm soát kỹ hình thức và chất lượng đề tài trước khi gửi Sở. Từ năm 2020, Hội đồng Khoa học công nghệ Sở Y tế sẽ thống kê các hạn chế và xem xét tính nghiêm túc của các cá nhân, Hội đồng nghiên cứu khoa học đơn vị trong việc triển khai, tuân thủ các quy định của Sở về công tác nghiên cứu khoa học.

Trong quá trình thực hiện nếu đơn vị, cá nhân gặp khó khăn, vướng mắc liên hệ phòng Nghiệp Vụ Y, số điện thoại 3821.468 để được hỗ trợ, hướng dẫn giải quyết./.

Tin: Xuân Trường

Tin tức - Sự kiện

Cải cách hành chính - Nghiên cứu khoa học

Phòng bệnh, khám chữa bệnh - BHYT

Khoa học công nghệ

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

VIDEO

LuotTruyCap

Thống kê truy cập
Hôm nay: 4.688
Hôm qua: 0
Tuần này: 4.689
Tháng này: 4.704
Tổng lượt truy cập: 9.150

Navigation Menu

Navigation Menu

Navigation Menu