Các yêu cầu, quy định thực hiện Đề cương đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2018

Để đảm bảo tính thống nhất khi viết Đề cương đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Sở Y Tế dựa vào hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các Viện, Trường chuyên ngành Y Dược; Sở Khoa học và Công nghệ thành phố để đưa ra những điểm quy định chung nhất cho cán bộ, nhân viên ngành Y tế thành phố tham khảo khi viết Đề cương như sau:

A. YÊU CẦU VỀ HÌNH THỨC

I. BỐ CỤC CHUNG

Một Bản đề cương hoàn chỉnh có đầy đủ các nội dung và được trình bày theo trình tự sau:

STT

Nội dung

Số trang

1.      

Bìa (bố cục theo quy định)

 

2.      

Ký hiệu viết tắt (nếu có)

 

3.      

Mục lục

 

4.      

Phần mở đầu (Đặt vấn đề)

1-2 trang

5.      

Tổng quan tài liệu (Chương 1)

5-8 trang

6.      

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (Chương 2)

3-4 trang

7.      

Dự kiến kết quả nghiên cứu (Chương 3)

1-2 trang

8.      

Khả năng ứng dụng + Kế hoạch ứng dụng của đề tài

1-2 trang

9.      

Kế hoạch thực hiện đề tài

1/2 trang.

10.             

Tài liệu tham khảo: 07-15 tài liệu

 

11.             

Phụ lục nghiên cứu:

- Bộ công cụ thu thập số liệu

- Các Phụ lục khác (nếu có)

 

 

II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Đánh số thự tự chương, mục và tiểu mục: chỉ sử dụng hệ thống số Arập, đánh theo luỹ tiến (không dùng số La Mã, không dùng ký tự A,B,C...).

Ví dụ:

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp chọn mẫu

2. Bảng biểu: đánh số thứ tự theo chương (thí dụ Bảng 1.1, bảng 1.2... nghĩa là bảng số 1 và 2 của chương 1), tên bảng để trên bảng, còn tên ảnh và hình, biểu đồ, đồ thị để dưới ảnh, hình, biểu đồ hay đồ thị tương ứng. Bảng biểu, đồ thị, ảnh được đánh số thứ tự riêng theo từng loại. Các số liệu trong bảng phải có đơn vị đo, các trục của biểu đồ và đồ thị cũng phải có tên và thang đo. Các ảnh phải ghi rõ xuất xứ  (bệnh nhân, số bệnh án, mẫu tiêu bản...).

3. Khổ giấy:

          Thống nhất dùng giấy trắng khổ A4 (210 x 297 mm) .

4. Đặt lề: Để cân đối, đẹp khi đóng xong đề tài nên đặt lề như sau:

          Lề trên, dưới: 3 cm.

          Lề trái: 3,5 cm; lề phải: 2cm.

5. Chữ viết: đề tài được in vi tính trên một mặt của tờ giấy. Phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 14. Các chương chữ in, còn các đề mục chữ thường với cỡ chữ 14 in đậm; đặt dãn dòng 1,5 LINE.

6. Cách viết tên chương, mục, tiểu mục: Tên chương, mục và tiểu mục cần được viết thống nhất cho mỗi loại về kiểu chữ, khổ chữ và độ đậm nhạt... Sự thống nhất này được thực hiện trong suốt đề tài. Tên chương được viết trên đầu trang mới, dưới tên chương nên để trống 2 dòng. Không để tên mục, tiểu mục ở cuối chân trang.

7. Trình bày ký hiệu viết tắt: Chữ cần viết tắt khi xuất hiện lần đầu trong đề tài được viết đầy đủ và liền đó đặt ký hiệu viết tắt của chữ đó trong ngoặc đơn. Ký hiệu viết tắt phải được dùng thống nhất trong toàn đề tài. Không viết tắt trong phần mục lục, đặt vấn đề và kết luận.

8. Đánh số trang: Số trang bắt đầu được đánh từ nội dung Đặt vấn đề đến hết nội dung các Phụ lục nghiên cứu. Số thứ tự của trang được ghi thống nhất ở chính giữa lề dưới cho mọi trang của đề tài.

9. Trình bày danh mục tài liệu tham khảo: Các tài liệu tham khảo phải được xếp riêng theo từng khối tiếng (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga,...). Trình tự sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo trong từng khối tiếng theo nguyên tắc thứ tự bảng chữ cái.

          Tên tác giả trong nước thì thứ tự bảng chữ cái được lấy theo Tên (không phải theo Họ), nhưng vẫn viết họ và tên đệm trước.

          Tên tác giả nước ngoài được xếp theo Họ (kể cả các tài liệu đã dịch ra tiếng Việt và xếp ở khối tiếng Việt).

          Các tài liệu không có tác giả thì xếp theo tên từ đầu của tên tài liệu.

          Các tài liệu tham khảo khi liệt kê vào danh mục phải đầy đủ các thông tin cần thiết và theo trình tự sau:

          Số thứ tự. Họ tên tác giả, tên tài liệu (in nghiêng), nguồn (tên tạp chí, tập, số, năm, hoặc tên nhà xuất bản, nơi xuất bản), trang (hoặc số trang đối với sách).

          Số thứ tự được đánh liên tục từ 1 đến hết qua tất cả các khối tiếng.

Cách ghi trích dẫn: con số thứ tự của tài liệu tham khảo là ký hiệu thay cho địa chỉ chi tiết của sách, bài báo đó và được chỉ ra khi được trích dẫn ở phần nội dung chính của đề tài.

          - Tài liệu tham khảo chỉ có giá trị khi được trích dẫn trong đề tài, các tài liệu không có trích dẫn lần nào trong đề tài là không hợp lệ.

          Đối với tài liệu khi trích dẫn chỉ cần đặt số thứ tự của bài đó trong ngoặc vuông [ ], ví dụ [19 ]. Đối phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số thứ tự của các tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông, sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, ví dụ [6], [12], [27].

Ví dụ về cách viết tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

1. Quách Ngọc Ân (1992), " Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai", Di truyền học ứng dụng, 98 (1), tr. 10-16.

2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (1996), Báo cáo tổng kết 5 năm (1992-1996) phát triển lúa lai, Hà Nội.

3. Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng, Lâm Quang Dụ, Phan đức Trực (1997), Đột biến -Cơ sở lý luận và ứng dụng, Nxb Nông nhiệp, Hà Nội.

Tiếng Anh

28. Anderson J.E. (1985), The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case, American Economic Review, 75(1),pp.178-90.    

29. Borkakati R.P.,Virmani S.S. (1997), Genetics of thermosensitive genic male sterility in Rice, Euphytica 88,pp. 1-7.

30. Institute of Economics (1988), Analysis  of Expenditure Patern of Urban Households in Vietnam, Departement of Economics, Economic Research Report, Hanoi.

B. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG CỦA TỪNG PHẦN

1. Đặt vấn đề: Có 2 ý chính

-         Lý do chọn đề tài: Trình bày tóm tắt đề tài này xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nào;  nêu được tính mới, tính cấp thiết của đề tài, là những lý do chính để dẫn dắt tác giả chọn đề tài.

-         Mục tiêu của đề tài: Thường từ 2 đến 3 mục tiêu; mục tiêu rõ ràng, đo lường, đánh giá được; các mục tiêu này phải có liên quan chặt chẽ với nhau.

2. Chương Tổng quan tài liệu: Những điều cần trình bày là:

-         Các cơ sở lý luận và thực tiễn, các mốc lịch sử liên quan đến chủ đề nghiên cứu của đề tài, trình bày thứ tự theo mốc thời gian.

-         Những nghiên cứu của những tác giả trong nước và trên thế giới về từng nội dung của đề tài. Cần nêu những kiến thức mới về nội dung, phần này tạo nên kết quả thu thập thông tin theo kiểu quy nạp: Theo trường phái, theo địa phương, hoặc theo các nguyên tắc kỹ thuật khác nhau. Thông qua từng mục trong phần tổng quan, tác giả nêu bật những điều còn khuyết hỗng hoặc những điều mâu thuẩn chưa được giải quyết triệt để trong lý thuyết hay thực hành, đó chính là nguyên nhân dẫn dắt tác giả đến việc thực hiện nội dung của đề tài.

3. Chương Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

-         Tiêu chuẩn chọn.

-         Tiêu chuẩn loại trừ.

3.2. Thiết kế nghiên cứu

3.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

3.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: Cần mô tả chi tiết về cỡ mẫu và cách chọn mẫu.

3.5. Phương pháp thu thập số liệu: Nêu rõ cách thức tổ chức thu thập số liệu.

3.6. Phương pháp phân tích số liệu: Trong đó nêu rõ các thuật toán thống kê được thực hiện trong đề tài.

3.7. Đạo đức nghiên cứu

4. Dự kiến kết quả: Theo mục tiêu đề tài đề ra. Cần nêu rõ kết quả dự kiến sẽ có được (ví dụ: sẽ có …. bảng/…..biểu đồ về nội dung cụ thể gì để đáp ứng theo mục tiêu nghiên cứu).

5. Khả năng áp dụng của đề tài: Nêu rõ khả năng áp dụng của đề tài; kế hoạch ứng dụng kết quả đề tài vào thực tiễn.

6. Kế hoạch thực hiện: Nêu rõ mốc thời gian (Thu thập tài liệu, viết đề cương, thông qua đề cương, thu thập số liệu, xử lý số liệu, viết đề tài).

7. Tài liệu tham khảo: Đảm bảo đạt tối thiểu 30% tài liệu tham khảo mới, được cập nhật trong vòng 10 năm kể từ thời điểm nghiên cứu.

C. BỐ CỤC TRANG BÌA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ NĂM 2018

 

Sở Y tế thành phố Đà Nẵng

 

 

 

                         Mã số đề tài (*) : ………………………………….

 

Mã số chuyên ngành (**) : ………………………

 

 

 

 

 

 

Đề cương đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở

 

 

 

Tên đề tài : …………………………………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đà Nẵng, tháng ………. năm 2018

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(*) : Cách ghi mã số đề tài

<Mã đơn vị>.<Số thứ tự đề tài theo danh sách của đơn vị gửi Sở Y tế>

- Danh sách đề tài lập gửi Sở là bản đóng dấu đỏ chính thức của đơn vị: Số thứ tự đề tài được đánh từ 01 đến n.

- Mã đơn vị được xác định như sau:

STT

Đơn vị

Mã đơn vị

 

 

1

BV Đà Nẵng

01

 

2

BV Phụ sản - Nhi

02

 

3

BV Ung bướu

03

 

1

TTYT Sơn Trà

04

 

5

TTYT Liên Chiểu

05

 

6

TTYT Ngũ Hành Sơn

06

 

7

TTYT Cẩm Lệ

07

 

8

TTYT Hải Châu

08

 

9

TTYT Thanh Khê

09

 

10

TTYT Hòa Vang

10

 

11

BV PHCN

11

 

12

BV Da liễu

12

 

13

BV YHCT

13

 

14

BV Phổi

14

 

15

BV Tâm thần

15

 

16

BV Mắt

16

 

17

BV Phụ nữ

17

 

18

BV Vĩnh Toàn

18

 

19

BV Hoàn Mỹ Đà Nẵng

19

 

20

BV Gia đình

20

 

21

BV Bình dân Đà Nẵng

21

 

22

BV Tâm trí Đà Nẵng

22

 

23

BV Vinmec Đà Nẵng

23

 

24

Chi cục DSKHHGĐ

24

 

25

TTYT Dự phòng

25

 

26

Trung tâm CSSKSS

26

 

27

TTTT GDSK

27

 

28

Trung tâm Pháp Y

28

 

29

Trung tâm GĐYK

29

 

30

Trung tâm P/C HIV/AIDS

30

 

31

Trung tâm Đào tạo BDCBYT

31

 

32

Trung tâm Cấp cứu

32

 

33

TT Kiểm dịch y tế quốc tế

33

 

34

TT Kiểm nghiệm

34

 

35

TT Răng Hàm Mặt

35

 

36

Văn phòng Sở Y tế

36

 

 

Ví dụ về cách ghi mã số đề tài:  08.03 à Đề tài có số thứ tự 03 trong bản danh sách đề tài gửi Sở của TTYT quận Hải Châu.

 

(**) : Cách ghi mã số chuyên ngành (Căn cứ Quyết định số 12/2008/QĐ-BKHCN ngày 04/9/2008 của Bộ KH&CN về việc ban hành một số bảng phân loại thống kê khoa học và công nghệ)

Mã số                      chuyên ngành

Ngành/Chuyên ngành

 

Y HỌC CƠ CỞ

30101

Giải phẫu học và hình thái học

30102

Di truyền học người

30103

Miễn dịch học

30104

Thần kinh học (bao gồm cả Tâm sinh lý học)

30105

Sinh lý học y học

30106

Mô học

30107

Hóa học lâm sàng và sinh hóa y học

30108

Vi sinh vật học y học

30109

Bệnh học

30199

Y học cơ sở khác

 

Y HỌC LÂM SÀNG

30201

Nam học

30202

Sản khoa và phụ khoa

30203

Nhi khoa

30204

Hệ tim mạch

30205

Bệnh hệ mạch ngoại biên

30206

Huyết học và truyền máu

30207

Hệ hô hấp và các bệnh liên quan

30208

Điều trị tích cực và hồi sức cấp cứu

30209

Gây mê

30210

Chấn thương, Chỉnh hình

30211

Ngoại khoa (Phẫu thuật)

30212

Y học hạt nhân và phóng xạ, chụp ảnh y học

30213

Ghép mô, tạng

30214

Nha khoa và phẫu thuật miệng

30215

Da liễu, Hoa liễu

30216

Dị ứng

30217

Bệnh về khớp

30218

Nội tiết và chuyển hóa (bao gồm cả đái tháo đường, rối loạn hoocmon)

30219

Tiêu hóa và gan mật học

30220

Niệu học và thận học

30221

Ung thư học và phát sinh ung thư

30222

Nhãn khoa. Bệnh mắt

30223

Tai mũi họng

30224

Tâm thần học

30225

Thần kinh học lâm sàng

30226

Lão khoa, Bệnh người già

30227

Y học thẩm mỹ, Phẫu thuật thẩm mỹ

30228

Y học tổng hợp và nội khoa

30229

Y học bổ trợ và kết hợp

30230

Y học thể thao, thể dục

30231

Y học dân tộc; y học cổ truyền

30299

Y học lâm sàng khác

 

Y TẾ

30301

Khoa học về chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế (bao gồm cả quản trị bệnh viện, tài chính y tế, …)

30302

Chính sách và dịch vụ y tế

30303

Điều dưỡng

30304

Dinh dưỡng; Khoa học về ăn kiêng

30305

Y tế môi trường và công cộng

30306

Y học nhiệt đới

30307

Ký sinh trùng học

30308

Bệnh truyền nhiễm

30309

Dịch tễ học

30310

Sức khỏe nghề nghiệp, tâm lý ung thư học, Hiệu quả chính sách và xã hội của nghiên cứu y sinh học

30312

Sức khỏe sinh sản

30313

Đạo đức học trong y học

30314

Lạm dụng thuốc; Nghiện và cai nghiện

30399

Các vấn đề y tế khác

 

DƯỢC HỌC

30401

Dược lý học

30402

Dược học lâm sàng và điều trị

30403

Dược liệu học; Cây thuốc; Con thuốc; Thuốc Nam; thuốc dân tộc

30404

Hóa dược học

30405

Kiểm nghiệm thuốc và Độc chất học (bao gồm cả độc chất học lâm sàng)

30499

Dược học khác

 

CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG Y HỌC

30501

Công nghệ sinh học liên quan đến y học, y tế

30502

Công nghệ sinh học liên quan đến thao tác với các tế bào, mô, cơ quan hay toàn bộ sinh vật (hỗ trợ sinh sản); công nghệ tế bào gốc

30503

Công nghệ liên quan đến xác định chức năng của ADN, protein, enzym và tác động của chúng tới việc phát bệnh; đảm bảo sức khỏe (bao gồm cả chẩn đoán gen, các can thiệp điều trị trên cơ sở gen (dược phẩm trên cơ sở gen (pharmacogenomics) các liệu pháp điều trị trên cơ sở gen), ….

30504

Vật liệu sinh học liên quan đến cấp phép trong y học, thiết bị, cảm biến y học)

30505

Đạo đức học trong công nghệ sinh học y học

30599

Công nghệ sinh học y học khác

 

KHOA HỌC Y, DƯỢC KHÁC

39901

Pháp y

39902

Y học thảm họa

39903

Y học hàng không, vũ trụ

39904

Quân y; Y tế quốc phòng

39999

Y học, y tế và dược chưa xếp vào mục nào khác

 

Tin: Xuân Trường

 

Cải cách hành chính - Nghiên cứu khoa học

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

VIDEO

LuotTruyCap

Thống kê truy cập
Hôm nay: 4.849
Hôm qua: 0
Tuần này: 4.850
Tháng này: 4.865
Tổng lượt truy cập: 9.311

Navigation Menu

Navigation Menu

Navigation Menu