Tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực y tế năm 2018

Nhìn chung, trong năm 2018 các chương trình, dự án phù hợp với mục tiêu phát triển của ngành, góp phần cải thiện chăm sóc y tế cho nhân dân, các dự án đều được triển khai theo đúng tiến độ, kế hoạch được phê duyệt; thông qua các buổi làm việc và trao đổi chuyên môn thường xuyên với các đoàn chuyên gia y tế, mối quan hệ đối tác giữa bên tài trợ và đơn vị thực hiện được củng cố và tăng cường. Đồng thời, các đơn vị thực hiện chương trình báo cáo đầy đủ thông tin về dự án, tiếp và làm việc với các đoàn khách nước ngoài đến các cơ quan chức năng theo quy định.

Điểm qua những thuận lợi và khó khăn khi triển khai các hoạt động đối ngoại trong năm 2018:

  1. Thuận lợi

- Công tác HTQT nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp lãnh đạo thành phố, thể hiện qua Đề án tổng thể ngoại giao kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 – 2020 (ban hành kèm theo quyết định số 9609/QĐ-UBND ngày 25/12/2015) và Chương trình hành động số 29-Ctr/TY của Thành ủy Đà Nẵng thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ chính trị (khóa XI) về hội nhập quốc tế.

- Được sự hỗ trợ của Sở Ngoại vụ và Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư, ngành y tế thành phố đã đón tiếp nhiều Đoàn khách nước ngoài đến thăm, làm việc và tổ chức khám chữa bệnh nhân đạo tại thành phố Đà Nẵng, góp phần đáng kể vào việc nâng cao chuyên môn và chất lượng khám chữa bệnh của các cán bộ y tế.

  1. Khó khăn

- Công tác khám chữa bệnh nhân đạo của các đoàn chuyên gia y tế nước ngoài: theo quy định tại Luật Khám chữa bệnh 40/2009/QH12 và Thông tư  41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế, các cá nhân và tổ chức nước ngoài khi tham gia Khám chữa bệnh tại Việt Nam phải có chứng chỉ hành nghề được Bộ Y tế cấp. Thực tế, một số đoàn Khám chữa bệnh nhân đạo nước ngoài khi làm việc thường có thời gian rất ngắn và cận kề, trong khi thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đòi hỏi nhiều thời gian nên thường gặp khó khăn trong việc thực hiện (ví dụ như đoàn Khám chữa bệnh nhân đạo của chương trình Đối tác Thái Bình Dương PP16 và PP17).

- Công tác viện trợ thuốc: cần nhiều thời gian xử lý theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP. Trong khi đó, hầu hết các loại thuốc có hạn sử dụng ngắn (bình quân khoảng 24 tháng) nên khi hoàn tất các thủ tục cho thuốc cập cảng, hạn sử dụng giảm đáng kể và không thông quan được.

                                                                                                Phòng Kế hoạch Tài chính

 

Hợp tác quốc tế

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

VIDEO

LuotTruyCap

Thống kê truy cập
Hôm nay: 9.786
Hôm qua: 0
Tuần này: 9.787
Tháng này: 9.802
Tổng lượt truy cập: 14.248

Navigation Menu

Navigation Menu

Navigation Menu