Hoạt động tìm hiểu về đời sống của người cao tuổi theo Khuôn khổ dự án “Xây dựng chương trình chăm sóc người cao tuổi và đào tạo nguồn nhân lực y tế cho chăm sóc người cao tuổi tại Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng”

Kể từ năm 2011, Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số và nằm trong top 5 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới, thời gian quá độ chuyển từ “già hóa dân số” sang “dân số già” ở Việt Nam là 15 năm. Theo báo cáo của Ủy ban quốc gia về Người cao tuổi, năm 2016, Việt Nam có hơn 10 triệu người cao tuổi, chiếm gần 11% dân số, trong đó có gần 2 triệu người trên 80 tuổi Ngân hàng Thế giới dự báo đến năm 2050, số người cao tuổi của Việt Nam sẽ tăng lên 32 triệu người, đưa Việt Nam trở thành quốc gia “siêu già” trên thế giới.

Về sức khỏe thể chất, người cao tuổi Việt Nam đang mang gánh nặng bệnh tật kép. Một mặt, người cao tuổi đang phải chịu nhiều bệnh do lão hóa gây ra; mặt khác người cao tuổi cũng phải chịu các bệnh phát sinh do thay đổi lối sống dưới tác động của biến đổi kinh tế-xã hội trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Ở Đà Nẵng, trong những  năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn được chú trọng, đặc biệt, công tác chăm sóc người cao tuổi luôn được thành phố Đà Nẵng quan tâm. Năm 2017, thành phố Đà Nẵng có 04 bệnh viện đã thành lập Khoa Lão khoa, 100% cơ sở khám, chữa bệnh công lập bố trí gần 700  giường bệnh nội trú ưu tiên cho người cao tuổi cơ bản đáp ứng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sức khoẻ cho người cao tuổi.

Hiện nay, tuổi thọ trung bình của người dân tại thành phố Đà Nẵng đạt 75,6 tuổi, cao hơn tuổi thọ trung bình chung của cả nước. Quá trình già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh chóng đã tạo nên thách thức lớn về sự cần thiết phải có những giải pháp thích ứng, phù hợp về các dịch vụ an sinh xã hội, lao động việc làm, giao thông, khu vui chơi giải trí… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Người cao tuổi Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng đang phải đối diện với gánh nặng bệnh tật và thường mắc nhiều bệnh mãn tính, đối diện với nguy cơ tàn phế do quá trình lão hóa và ngày càng gia tăng chi phí, chăm sóc, điều trị, nuôi dưỡng... Trong khi đó, hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi chưa đáp ứng và vẫn còn nhiều thách thức trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống người cao tuổi mặc dù đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi đã được cải thiện cùng với những tiến bộ nhất định của hệ thống y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Trên cơ sở triển khai dự án "Xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và nâng cao năng lực cán bộ y tế tại Quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng" do Trường Đại học Chubu Gakuin, Nhật Bản thực hiện, đồng thời để có thể đánh giá tác động của dự án đến cộng đồng, nhận thấy sự cần thiết của việc đánh giá được bức tranh về thực trạng đời sống của người cao tuổi tại quận Ngũ Hành, thành phố Đà Nẵng hiện nay là như thế nào. Phối hợp với Trường Đại học Chubu Gakuin - Nhật Bản, Sở Y tế đã tiến hành cuộc khảo sát sơ bộ trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn với 04 phường gồm: Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Qúy, Hòa Hải.

Qua ghi nhận đánh giá bước đầu của nhóm điều tra viên cho thấy, chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại quận Ngũ Hành Sơn được xem xét ở ngưỡng trung bình, thấp. Hiện tại công việc phân tích, xử lý số liệu đang được tiến hành tiếp tục để có cụ thể số liệu thống kê về thực trạng này.

Một số hình ảnh liên quan:

Ảnh: điều tra viên khảo sát thực tế tại địa bàn quận Ngũ Hành Sơn

Hoài Vi

Kế hoạch - Quy hoạch - Đầu tư

Hợp tác quốc tế

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

VIDEO

LuotTruyCap

Thống kê truy cập
Hôm nay: 689
Hôm qua: 0
Tuần này: 690
Tháng này: 705
Tổng lượt truy cập: 5.151

Navigation Menu

Navigation Menu

Navigation Menu