Tình hình 01 năm triển khai các hoạt động của dự án “Xây dựng chương trình chăm sóc Người cao tuổi và đào tạo nguồn nhân lực y tế cho chăm sóc Người cao tuổi tại Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng”

UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 2142/QĐ-UBND ngày 29/5/2018 về việc phê duyệt tiếp nhận Dự án “Xây dựng chương trình chăm sóc Người cao tuổi và đào tạo nguồn nhân lực y tế cho chăm sóc Người cao tuổi tại Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” và Quyết định 5620/QĐ-UBND ngày 26/11/2018 của UBND thành phố về việc phê duyệt điều chỉnh dự án “Xây dựng chương trình chăm sóc Người cao tuổi và đào tạo nguồn nhân lực y tế cho chăm sóc Người cao tuổi tại Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng”, do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ Dự án trong đó Sở Y tế thành phố Đà Nẵng là chủ Dự án và Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn là đơn vị thực hiện dự án.

Cho đến nay, Dự án đã được bắt đầu triển khai tại Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn đã được 01 năm kể từ tháng 06 năm 2018, hiện nay các hoạt động đã triển khai cụ thể như sau:

Các học viên của dự án được tham gia các buổi học đều đặn vào ngày thứ 3 và thứ 5 hàng tuần dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia đến từ Nhật Bản và Việt Nam thuộc các chuyên ngành như điều dưỡng, phục hồi chức năng, dinh dưỡng, đồng thời cùng tham gia vào những buổi sinh hoạt của người bệnh tại khoa Lão - Trung tâm Y tế Ngũ Hành Sơn.

Về hoạt động xây dựng sổ tay hướng dẫn, đến nay dự án đã và đang hoàn thành được một số hạng mục về sổ tay dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc, sổ tay về vận động. Dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2019 sổ tay hướng dẫn cơ bản được hoàn thành, sau khi các sổ tay cơ bản hoàn thành sẽ lấy ý kiến về mặt chuyên môn của cơ quan đầu ngành về lĩnh vực y tế tại địa phương là Sở Y tế trước khi thực hiện các thủ tục tiếp theo để xin cấp phép ban hành tài liệu rộng rãi với Sở Thông tin và Truyền thông thành phố.

Đồng thời, để có thể tiếp cận mô hình chăm sóc người cao tuổi theo mô hình chuẩn của Nhật Bản, dự án đã tổ chức 02 chuyến tham quan, học tập tại Nhật Bản: Đợt 1: Từ ngày 9/12/2018 đến ngày 15/12/2018 và Đợt 2: Từ ngày 13/5/2019 đến ngày 17/5/2019. Thông qua các chuyến tham quan, học tập đã góp phần cho các thành viên ban quản lý dự án hiểu rõ thêm về mô hình chăm sóc người cao tuổi của đất nước dẫn đầu về tuổi thọ trung bình – Nhật Bản và từ đó có những định hướng tiếp tục cho công tác phát triển mạng lưới chăm sóc người cao tuổi trong thời gian đến tại quận Ngũ Hành Sơn nói riêng và toàn thành phố Đà Nẵng nói chung.

Ngoài ra, trên cơ sở triển khai của Dự án, với mong muốn đánh giá tác động của dự án đến cộng đồng và để có bức tranh về thực trạng chất lượng cuộc sống tại quận Ngũ Hành Sơn cũng như tìm hiểu các yếu tố liên quan nhằm có giải pháp can thiệp phù hợp. Ban quản lý dự án phối hợp với Trường Đại học Chubu Gakuin triển khai hoạt động đánh giá chất lượng cuộc sống người cao tuổi tại quận Ngũ Hành Sơn.

Nghiên cứu này sử dụng bộ công cụ WHOQOL- Bref của Tổ chức Y tế thế giới. WHOQOL-Bref, gồm 26 câu bao gồm 4 lĩnh vực đánh giá: Sức khoẻ thể chất, tâm lý, quan hệ xã hội, môi trường. Điểm của từng khía cạnh của chất lượng cuộc sống được tính theo hướng dẫn cách tính điểm của Tổ chức Y tế thế giới và chuyển điểm sang thang điểm 0-100 điểm, điểm càng cao chất lượng cuộc sống càng tốt.

Cách tính điểm: Chất lượng sống (CLS) được tính cho từng lĩnh vực một, điểm trung bình của từng lĩnh vực đó nhân với 4 để chuyển đổi điểm lần thứ nhất để so sánh với thang điểm 4-20. Dựa vào thang điểm 4-20 để chuyển đổi sang thang điểm 0-100, dựa vào số điểm này để đánh giá CLS.

Qua quá trình khảo sát trên 500 đối tượng là người cao tuổi đã và đang sinh sống tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, kết quả ghi nhận cụ thể về chất lượng cuộc sống của mỗi lĩnh vực như sau:

- Điểm trung bình chung về chất lượng cuộc sống về lĩnh vực sức khỏe thể chất của người cao tuổi là 36,80 ± 18,243/100; giá trị nhỏ nhất là 0 điểm và lớn nhất là 88 điểm; chỉ có 12,8% người cao tuổi có chất lượng cuộc sống khá tốt, rất tốt và tuyệt vời.

- Điểm trung bình chung về chất lượng cuộc sống về lĩnh vực sức khỏe tâm thần của người cao tuổi là 42,39±18,503/100; giá trị nhỏ nhất là 0 điểm và lớn nhất là 94 điểm; chỉ có 16,4% người cao tuổi có chất lượng cuộc sống khá tốt, rất tốt và tuyệt vời, thật tuyệt vời.

- Điểm trung bình chung về chất lượng cuộc sống về lĩnh vực mối quan hệ xã hội của người cao tuổi là 44,42± 14,878/100; giá trị nhỏ nhất là 0 điểm và lớn nhất là 94 điểm; chỉ có 10,4% người cao tuổi có chất lượng cuộc sống khá tốt, rất tốt và tuyệt vời, thật tuyệt vời ở lĩnh vực mối quan hệ xã hội.

- Điểm trung bình chung về chất lượng cuộc sống về lĩnh vực môi trường của người cao tuổi là 41,77 ± 17,226/100; giá trị nhỏ nhất là 0 điểm và lớn nhất là 91 điểm; chỉ có 13,2% người cao tuổi có chất lượng cuộc sống khá tốt, rất tốt và tuyệt vời ở lĩnh vực môi trường.

Trong số 04 lĩnh vực đánh giá về chất lượng cuộc sống gồm sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần, mối quan hệ xã hội và môi trường thì lĩnh vực về mối quan hệ xã hội có điểm chất lượng cuộc sống cao nhất (44,42± 14,878/100); lĩnh vực có điểm chất lượng cuộc sống thấp nhất là về sức khỏe thể chất (36,80 ± 18,243/100).

Nội dung khảo sát này sẽ tiếp tục được triển khai khi kết thúc dự án để đánh giá hiệu quả của dự án về mức độ cải thiện về chất lượng cuộc sống người cao tuổi.

Nhìn chung, trong 01 năm triển khai dự án, hầu hết các hoạt động của dự án đã đảm bảo đạt theo tiến độ kế hoạch của dự án đề ra, đồng thời đã góp phần rất lớn làm tăng lòng tin của người dân đến điều trị tại khoa Lão của Trung tâm Y tế Ngũ Hành Sơn trong thời gian triển khai dự án, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại khoa ngày càng tăng cao.

Hợp tác quốc tế

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

VIDEO

LuotTruyCap

Thống kê truy cập
Hôm nay: 6.004
Hôm qua: 0
Tuần này: 6.005
Tháng này: 6.020
Tổng lượt truy cập: 10.466

Navigation Menu

Navigation Menu

Navigation Menu