Dự án Ngân hàng sữa mẹ đầu tiên tại thành phố Đà Nẵng
Và, với mong muốn đảm bảo tiếp cận sữa mẹ cho trẻ sơ sinh có nguy cơ tại Đà Nẵng và địa bàn lân cận và nhân rộng mô hình trên toàn quốc, ngành Y tế thành phố Đà Nẵng tiếp tục hợp tác với các đối tác thực hiện dự án "Ngân hàng sữa mẹ tại thành phố Đà Nẵng" đặt tại Bệnh viện Phụ Sản Nhi.
Quỹ Bill và Melinda Gates tài trợ dự án thông qua Sáng kiến Alive and Thrive được quản lý bởi tổ chức FHI360 và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phê duyệt tiếp nhận tại Quyết định số 305/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2016. Trong khoảng thời gian 12 tháng (12/2015-11/2016), Sở Y tế chỉ đạo Bệnh viện Phụ Sản Nhi và các cơ sở y tế trực thuộc thực hiện dự án với mục tiêu: Cải thiện tình trạng nuôi con bằng sữa mẹ dành cho trẻ sơ sinh bằng việc đảm bảo tiếp cận sữa mẹ cho khoảng 3.000 trẻ có nguy cơ tại Đà Nẵng và địa bàn lân cận; qua đó góp phần xây dựng Hướng dẫn quốc gia về Ngân hàng sữa mẹ để có thể nhân rộng mô hình này trên các tỉnh, thành Việt Nam.
Dự án khởi động với sự thành công của cuộc họp với các đối tác quan trọng thứ nhất đã diễn ra vào ngày 14/01/2016 tại Thành phố Đà Nẵng với sự tham dự của Lãnh đạo và đại diện các cơ quan quản lý và chuyên môn y tế, các bệnh viện, trường đại học, sở y tế… từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng…, gồm: Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em, Vụ Bảo hiểm Y tế, Vụ Pháp chế, Cục Quản lý Khám chữa bệnh-Bộ Y tế; Viện Dinh dưỡng quốc gia; Bệnh viện Phụ Sản TW, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Từ Dũ, Trường Đại học Y Dược Huế, Bệnh viện TW Huế… Nhiều đối tác nước ngoài quan tâm đã đến tham dự và thể hiện sự quan tâm với Dự án, như: Tổ chức Alive and Thrive, PATH, UNICEF, SAVE THE CHILDREN, PLAN INTERNATIONAL,…
Đại diện Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em đã chia sẻ Sáng kiến và thực hành về Chăm sóc sơ sinh nhằm thúc đẩy Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM)
tại Việt Nam với một số thông tin như sau:
Tử vong sơ sinh (TVSS) chiếm tỷ lệ cao trong Tử vong trẻ em (TVTE):
- Việt nam đạt MDG về TV<1t, nhưng không đạt chỉ tiêu TV<5t
- Tỷ lệ TVSS trong tổng số TV<1t và <5t chưa thay đổi: ~70% TV<1t và 50% TV<5t (BC thường quy); ~82% TV<1t và 60% TV<5t (MICS 2014)
Nuôi dưỡng trẻ nhỏ:
Vậy, Ngân hàng sữa mẹ là gì?
Bà Kimberly Amundson, MSPH, RD, Sức khỏe & Dinh Dưỡng Bà mẹ, Trẻ sơ sinh & Trẻ nhỏ| và bà Gillian Weaver, Chuyên gia tư vấn, Hiệp hội Ngân hàng Sữa mẹ Vương quốc Anh cho biết:
• Một ngân hàng sữa mẹ (NHSM) là một dịch vụ được thiết lập để tuyển chọn và sàng lọc những người hiến tặng sữa mẹ, thu thập sữa hiến tặng, và sau đó xử lý, sàng lọc, bảo quản và phân phối sữa đó nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của trẻ sơ sinh để có được sức khỏe tối ưu.
• Sữa mẹ hiến tặng là sữa được bà mẹ tặng miễn phí cho NHSM để cho trẻ không có quan hệ huyết thống sử dụng.
• Quy trình làm việc của một ngân hàng sữa mẹ:
Ngân hàng sữa mẹ có ở đâu?
Đã có trên 550 ngân hàng sữa mẹ tại trên 37 quốc gia trên thế giới.
• Tầm nhìn chung: Lồng ghép hoạt động Ngân hàng Sữa mẹ vào Chăm sóc sơ sinh.
Bs.Ts.Trần Thị Hoàng - Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Nhi nêu thực trạng Chăm sóc điều trị nhi sơ sinh và thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ tại bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng đã và đang triển khai rất tốt; và xác định Nhu cầu ngân hàng sữa mẹ tại thành phố Đà Nẵng là thiết yếu và sẽ nhằm vào các đối tượng:
- Trẻ nhập hồi sức sơ sinh và sơ sinh bệnh lý trong những ngày đầu đời
- Trẻ ở các đơn vị hậu sản: Mẹ bệnh nặng, mẹ bị bỏ rơi, một số trường hợp mẹ gặp khó khăn trong việc tiết sữa và cho con bú lúc đầu.
- Trẻ nhỏ bệnh lý:
- Nhập viện vào Nhi sơ sinh: 20%-60%, khoảng 600-1800 trẻ
- Trẻ ở các đơn vị hậu sản: 20%-50% khoảng 2800-7000 trẻ
- Thời gian cần sữa mẹ từ ngân hàng:
- Đơn vị sơ sinh: 4 ngày
- Hậu sản: 2 ngày
Và để triển khai Dự án này, Bệnh viện Phụ Sản Nhi cần có sự hỗ trợ về:
- Trang thiết bị cho ngân hàng sữa mẹ
- Huấn luyện nhân viên
- Sự quan tâm và hỗ trợ của cộng đồng
- Sự hỗ trợ liên tục của Bộ y tế, Sở y tế, chuyên gia trong và ngoài nước
- Quy trình quản lý chất lượng
- Hợp tác nghiên cứu và hỗ trợ kinh phí
- Nhân viên y tế.
Nguyễn Thị Toàn
Sở Y tế thành phố Đà Nẵng
Đánh giá bài viết:
Tin tức - Sự kiện
Y học dự phòng
Hợp tác quốc tế