HỖ TRỢ CHĂM SÓC Y TẾ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Trong giai đoạn 2013-2015 triển khai Chương trình toàn diện và tích hợp trợ giúp người khuyết tật do tổ chức USAID tài trợ, Sở Y tế và các bệnh viện, trung tâm y tế đã phối hợp tổ chức DAI, VNAH,… đạt được một số kết quả nổi bật và tác động như sau:

Ảnh: Buổi tập huấn

I. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ

Các hoạt động ngành Y tế triển khai gồm các mảng sau:

o Phục hồi chức năng cho người khuyết tật;

o Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai;

o Thí điểm hệ thống Giám sát dị tật bẩm sinh;

o Truyền thông và Cung cấp dịch vụ Sàng lọc sơ sinh.

1.      Phục hồi chức năng cho người khuyết tật:

a.      Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ y tế và phụ huynh/người chăm sóc trẻ khuyết tật:

o 03 lớp đào tạo 3 ngày/lớp cho 74 bác sĩ PHCN theo những yêu cầu của đợt đánh giá nhu cầu; chủ đề đào tạo là can thiệp/điều trị cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ và rối loạn phát triển, ngôn ngữ trị liệu, và hoạt động trị liệu;

o 03 lớp đào tạo 3 ngày/lớp cho 79 kỹ thuật viên vật lý trị liệu tuyến huyện và tuyến thành phố; cung cấp cả kiến thức và thực hành áp dụng vào lâm sàng;

o 02 lớp đào tạo 3 ngày/lớp cho 56 nhân viên y tế cộng đồng; giới thiệu cách xác định khuyết tật, thực hiện những kỹ thuật đơn giản về phục hồi chức năng, làm những dụng cụ đơn giản như thanh song song, ròng rọc, tạ tay…, cách hướng dẫn thành viên gia đình thực hiện những kỹ thuật đơn giản về VLTL/HĐTL;

o 16 lớp tập huấn trong 1 ngày cho 640 người chăm sóc/ cha mẹ về những kỹ thuật cơ bản chăm sóc trẻ bại não, kéo dài và ngăn ngừa sự co rút cơ v.v..

b.      Thực hiện các dịch vụ y tế PHCN (Khám, tập VLTL, phẫu thuật chỉnh hình):

o 1.981 trường hợp khám lâm sàngtại cộng đồng, phát hiện khuyết tật và lập kế hoạch về can thiệp phục hồi chức năng;

o 15 trường hợp được phẫu thuật chỉnh hình cho NKT có bàn chân khèo, co rút gân, sức môi hở hàm ếch v.v..

o 93 NKT tiếp nhận VLTL/HĐTL tại bệnh viện với những kỹ thuật/ dụng cụ đặc hiệu, thời gian 10-15 ngày/người;

o 100 trẻ khuyết tật tiếp nhận ngôn ngữ trị liệu tại bệnh viện Điều dưỡng-Phục hồi chức năng, thời gian trung bình 68 ngày/ca..

c.Tiếp nhận hỗ trợ thiết bị, dụng cụ VLTL tại các Bệnh viện PHCN, BV Phụ Sản Nhi, các trung tâm y tế quận, huyện và các hỗ trợ đào tạo khác do DSP thực hiện.

2.      Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai:

a.      Truyền thông GDSK trực tiếp và gián tiếp về CSSKTKMT được thực hiện tại tuyến xã phường

o 44 TTV tuyến phường của 2 quận Hải Châu và Cẩm Lệ tập huấn công tác tuyên truyền;

o 30TTV được tập huấn sử dụng các công cụ công nghệ thông tin để thiết kế tài liệu sử dụng cho các buổi nói chuyện CSSKTKMT tại cộng đồng;

o Năm 2014: có khoảng 9.000 phụ nữ trong độ tuổi sinh để được cung cấp thông tin CSSKTMT thông qua 2015 buổi nói chuyện tại cộng đồng; Năm 2015 thực hiện 96 buổi nói chuyện với 5.000 lượt người tham dự, trong đó số phụ nữ trong độ tuổi 15-49 hơn 4.600 lượt. 

o 30 TTV được giám sát và cầm tay chỉ việc, mỗi người 1 lần;

o 02 phóng sự, 01 clip cổ động được thực hiện và phát sóng trên DRT (30 lần);

o 10 đoạn video truyền thông và 1 clip cổ động được lồng ghép ngôn ngữ ký hiệu và phụ đề.

b.      Đào tạo nâng cao năng lực và cung cấp dịch vụ CSSKTKMT tại cấp thành phố, quận và phường.

o 06 giảng viên nguồn của thành phố Đà Nẵng được tập huấn 10 ngày tại BV Từ Dũ.

o 06 khóa tập huấn cho 80 cán bộ SKSS về thăm khám và tư vấn trước mang thai bởi bác sĩ tại Đà Nẵng (02 lớp 05 ngày cho bác sĩ và 04 lớp 03 ngày cho NHS);

o 23 cơ sở cung cấp dịch vụ CSSKTKMT tại Đà Nẵng (TTCSSKSS, BVPSN, TTYT Hải Châu, Cẩm Lệ, và 19 TYT của Hải Châu và Cẩm Lệ);

o 20 giảng viên và giám sát viên được tập huấn về kỹ năng giám sát  hỗ trợ;

o 50 cán bộ ngoài ngành SKSSđược cung cấp thông tin về CSSKTKMT;

o 58 cán bộ đang công tác tại 2 quận và 19 TYT phườngđược quan sát và cầm tay chỉ việc (mỗi người 2 lần).

3.      Thí điểm hệ thống Giám sát dị tật bẩm sinh:

a.      Nâng cao năng lực về phát hiện và chuẩn đoán dị tật bẩm sinh và quản lý số liệu

o Tập huấn về phát hiện và chuẩn đoán dị tật bẩm sinh cho 89 bác sĩ /06 lớp, 235 điều dưỡng và NHS /12 lớp của Khoa Sản, Khoa Nhi, Phòng Khám, Răng Hàm mặt, PHCN của Bệnh viện Phụ Sản-Nhi, 07 BV quận/huyện và các Trạm y tế của quận Hải Châu và Cẩm Lệ (3 ngày/khóa, giảng viên: Bệnh viện TW Huế);

o Tập huấn cho 14 nhân viên thống kê/báo cáo của Sở Y tế, BV PSN, TTYT Cẩm Lệ, TTYT Hải Châu về qui trình hướng dẫn ghi chép, báo cáo và cách quản lý, phân tích thông tin.

b.      Vận hành thử nghiệm thí điểm hệ thống và Đánh giá

o Thực hành ghi nhận số liệu về dị tật bẩm sinh tại Bệnh viện Phụ Sản- Nhi, Bệnh viện quận Hải Châu và Bệnh viện quận Cẩm Lệ và 19 Trạm Y tế của hai quận

o Sở Y tế tổ chức 1 cuộc họp để triển khai quy trình quản lý và chuyển tuyến cho cán bộ quản lý ca về y tế của Cẩm Lệ để phát hiện sớm trẻ sinh ra có dị tật bẩm sinh cư trú trong địa bàn và chuyển tuyến để trẻ được điều trị và theo dõi; hàng tháng họp rà soát phân tích thông tin;

o Đánh giá nhanh sau 6 tháng vận hành thử nghiệm hệ thống thí điểm được thực hiện bởi tư vấn quốc gia.

4.      Truyền thông và Cung cấp dịch vụ Sàng lọc sơ sinh

a.      Truyền thông về SLSS và CSSKTKMT (CC Dân số)

o Tổ chức 02 khóa tập huấn nhắc lại cho 40 tư vấn viên CLB2 quận Hải Châu và Cẩm Lệ về kỹ năng truyền thông, tư vấn tiền hôn nhân SLSS và CSSKTKMT.

o Thành lập 10 CLB tư vấn tiền hôn nhân tại 10 phường quận Thanh Khê; Tập huấn 32 tư vấn viên về SLSS và CSSKTKMT.

o Tổ chức  87 cuộc sinh hoạt CLB Tư vấn Tiền hôn nhân (13 CLB của Hải Châu, 6 CLB của Cẩm Lệ, 10 CLB của Thanh Khê với tổng số người tham dự : 2151 người; trong đó nam  891 người, nữ 1.260 người.

o 102 chuyến giám sát kỹ thuật đối với các hoạt động tư vấn (TT Dân số quận: 87 chuyến, CCDS-KHHGĐ: 16 chuyến)

b.      Cung cấp dịch vụ SLSS tại BV Phụ Sản Nhi

o Thiết lập đơn vị Quản lý SLSS tại BV; Biên soạn Sổ tay SLSS  bao gồm quy trình chuyên môn và quy trình quản lý; xây dựng phần mềm quản lý SLSS trong bệnh viện, và kết nối với các quận huyện trong thành phố;

o Cử cán bộ chuyên môn tham gia các lớp đào tạo:

§ Năm 2014: 50 NHS/ĐD tập huấn tư vấn SLSS, 01 BS tập huấn về chẩn đoán và điều trị rối loạn chuyển hóa nội tiết tại bệnh viện Nhi TƯ, 01 BS tập huấn siêu âm tim bẩm sinh tại BV Nhi Đồng, 1BS, ĐD tập huấn sàng lọc điếc bẩm sinh tại TTSLTS và SS Huế.

§ Năm 2015: 25 BS, 50 NHS, ĐD tập huấn tư vấn SLSS, 01 BS tập huấn về chẩn đoán và điều trị rối loạn chuyển hóa nội tiết tại BV Nhi TƯ, 01BS tập huấn siêu âm bụng tổng quát tại BV Nhi Đồng 1, 01BS, ĐD tập huấn sàng lọc điếc bẩm sinh tại TTSLTS và SS Huế.

o 100% phụ nữ sau sinh được tư vấn SLSS, 60 - 70% số trẻ được sàng lọc lấy máu gót chân, 20% phụ nữ có thai 3 tháng cuối được tư vấn SLSS.

II.   NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

1.      Cải thiện chất lượng và số lượng các dịch vụ PHCN Y học tại cộng đồng và cơ sở y tế; nhờ đó đã hỗ trợ nâng cao chất lượng và tiếp cận dịch vụ PHCN về y tế, cụ thể:

a. Đối tượng hưởng lợi:

o Bs và KTV: nâng cao kiến thức, kỹ năng và thái độ khi làm việc với người khuyết tật

Kiến thức về NNTL, HĐTL

Kỹ năng: Làm việc nhóm, Hoạt động với trẻ khuyết tật; NKT và gia đình.

Thái độ: Ân cần, tiếp xúc tốt với NKT hơn; Hiểu rỏ hơn

o Trẻ em khuyết tật và người lớn khuyết tật: Được cung cấp dịch vụ VLTL; PHCN và các dịch vụ kỹ thuật cao khác ở tất cả các tuyến:

Tuyến cộng đồng: Được khám tại nhà;VLTL tại nhà; Thay đổi môi trường phù hợp.

Tuyến Quận/Huyện: Được khám ; chăm sóc PHCN tại TTYT

Tuyến tỉnh: Được khám VLTL; Khám TMH; đo thính lực; được điều trị; phẫu thuậtchỉnh hình

o Gia đình Trẻ em khuyết tật và người lớn khuyết tật: Một bước tiến bộ của NKT; trẻ em KT giúp 1-2 hoặc 3 người khác trong gia đình có cơ hội làm việc và tăng thu nhập.

b.Ý nghĩa xã hội:

o Dự án đã giúp nâng cao năng lực cho CB PHCN; Cha mẹ và người chăm sóc. Đây là lực lượng giúp cho NKT trong tương lai.

o Dự án đã giúp tạo sự liên kết cộng đồng xã hội trong việc chăm sóc và PHCN cho NKT.

o Giúp cho NKT có cơ hội bình đẳng và Hòa nhập cộng dồng nhiều hơn

2. Thay đổi nhận thức của người dân về Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai.

o Các cuộc truyền thông nhóm về CSSKTKMT có tính hấp dẫn thu hút sự quan tâm và tham gia của cộng đồng; tờ rơi tuyên truyền được phân phối đến đông đảo người dân.

o Lần đầu tiên có sản phẩm truyền thông SKSS được lồng ghép ký hiệu ngôn ngữ dành cho NKT;

3. Nâng cao năng lực phát hiện và chẩn đoán dị tật bẩm sinh và quản lý số liệu thông qua vận hành thử nghiệm thí điểm hệ thống và Đánh giá.

4.      Mở rộng và duy trì hoạt động mạng lưới truyền thông về SLSS thông qua đó nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe của đối tượng vị thành niên/tiền hồn nhân.

5.      Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế trong sàng lọc các bệnh rối loạn chuyển hóa, tim bẩm sinh và khiếm thính, quản lý SLSS, tư vấn cho khách hàng và theo dõi, điều trị các bệnh được phát hiện sau sàng lọc; qua đó giúp phát hiện và can thiệp sớm các trẻ bị dị tậtbẩm sinh.

III. NHỮNG THỬ THÁCH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM SAU DỰ ÁN

1.      Những thách thức trong quá trình triển khai

o Nhân lực chuyên ngành PHCN hiện tại còn ít nên tham gia tập huấn chưa nhiều và hạn chế trong cung cấp dịch vụ, các quy định về chỉ định phẫu thuật rất khó.

o Tra cứu, cập nhật thông tin trên hệ thống quản lý NKT của CBYT PHCN chưa kịp thời.

o NKT: Điều kiện kinh tế hầu hết là khó khăn, nên khó tham gia; NKT và gia đình đôi khi chưa hợp tác tốt; NKT từ chối tham gia phẫu thuật nhiều; một số NKT không có BHYT.

o Qui định của ngành Y tế về Hệ thống chuyển tuyến PHCN chưa hoàn chỉnh.

o Một số truyền thông viên đã được tập huấn không tham gia nói chuyện tại cộng đồng gây khó khăn cho việc giám sát hỗ trợ của giảng viên.

o Các mốc và kết quả thực hiện thường bịđiều kiện khách quan chi phối do đó kết quả có khi không trùng khớp; phải điều chỉnh hợp đồng nhiều lần.

2.      Bài học kinh nghiệm

o Đối tượng tác động của dự án rộng, đảm bảo các bên liên quan tham gia: cơ quan quản lý (Sở Y tế), cơ quan cung cấp dich vụ (các cơ sở y tế các tuyến từ xã phường đến thành phố), người nhận dịch vụ (NKT, gia đình NKT) và các đoàn thể xã hội (Thanh niên, phụ nữ,...).

o Dịch vụ và thiết bị, dụng cụ được cung cấp phù hợp với đối tượng hưởng lợi.

o Truyền thông đầy đủ và đúng đối tượng.

o Hợp phần PHCN: nên tổ chức khám ở cộng đồng sớm hơn để có thể sàng lọc và phẫu thuật nhiều trường hợp hơn.

o Lồng ghép hoạt động dự án với hoạt động thường xuyên của cơ sở y tế tạo tính bền vững (chỉ đạo tuyến).

Sở Y tế tiếp tục tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ cho người khuyết tật và cộng đồng nói chung trên cơ sở duy trì kết quả nêu trên./.

 

                                                                                                                                                                        Nguyễn Thị Toàn                                                                                                                         

Hợp tác quốc tế

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

VIDEO

LuotTruyCap

Thống kê truy cập
Hôm nay: 9.372
Hôm qua: 0
Tuần này: 9.373
Tháng này: 9.388
Tổng lượt truy cập: 13.834

Navigation Menu

Navigation Menu

Navigation Menu