Hướng dẫn cách trình bày sáng kiến

Việc trình bày một sáng kiến khá quan trọng và cần có cách trình bày đúng. Một sáng kiến được trình bày đúng sẽ thể hiện đầy đủ bản chất của sáng kiến và chuyển tải đầy đủ các nội dung đến người đọc. Trước đây chúng ta vẫn thường vận dụng hình thức mẫu của một đề tài nghiên cứu khoa học vào trình bày một sáng kiến, tuy nhiên cách làm như vậy là chưa phù hợp.

Qua tham khảo nội dung Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến (được nêu tại Thông tư số 18/TT-BKHCN ngày 01/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ), có thể khuyến nghị các cán bộ, nhân viên ngành Y tế thành phố Đà Nẵng khi thực hiện sáng kiến nên trình bày đầy đủ và rõ ràng các nội dung sau:

1. Tên sáng kiến: nêu ngắn gọn, thể hiện bản chất của giải pháp.

2. Tình trạng của sáng kiến đã biết: mô tả ngắn gọn các giải pháp tương tự (đã biết) đang được áp dụng tại cơ sở, những nhược điểm của giải pháp đã biết cần phải khắc phục (nếu có), trường hợp giải pháp mới hoàn toàn thì phải ghi rõ đây là giải pháp mới.

3. Mô tả sáng kiến

a) Mục đích của sáng kiến

- Đối với giải pháp cải tiến các giải pháp đã biết: Nêu vấn đề cần giải quyết (nhằm khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết hoặc giải quyết một vấn đề đang tồn tại);

- Đối với giải pháp mới: nêu rõ mục đích mà giải pháp hướng tới, kết quả của việc thực hiện giải pháp là gì, mục đích phải phù hợp với tên giải pháp và nêu rõ ngắn gọn kết quả của giải pháp.

b) Nội dung của sáng kiến: mô tả ngắn gọn đầy đủ và rõ ràng các bước thực hiện giải pháp cũng như các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp; nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó (giải pháp cũ) tại cơ sở thì cần nêu rõ những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết. Tác giả nên mô tả các hình minh họa (bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu) kèm theo để làm rõ hơn về nội dung của giải pháp.

c) Khả năng áp dụng của sáng kiến: nêu rõ giải pháp đã được áp dụng lần đầu trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết; ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào; giải pháp được ứng dụng lần đầu khi nào.

4. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được: theo các nội dung sau:

- Hiệu quả kinh tế: nếu tính được bằng tiền thì nêu rõ cách tính số tiền làm lợi so với trước khi áp dụng giải pháp; nếu không tính được bằng tiền thì phải đưa ra các số liệu kỹ thuật chứng minh giải pháp đã và sẽ đem lại hiệu quả kinh tế thực sự cho cơ sở;

- Hiệu quả về lợi ích xã hội, môi trường: Đưa ra các số liệu kỹ thuật chứng minh giải pháp đã đem lại hiệu quả về lợi ích xã hội, môi trường thực sự cho cơ sở so với trước khi áp dụng giải pháp.

5. Các thông tin cần được bảo mật: nêu rõ cần bảo mật thông tin gì, thông tin đó được định hình bằng phương tiện gì./.

                                                                                                                                                  Xuân Trường

Cải cách hành chính - Nghiên cứu khoa học

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

Xuất bản thông tin

VIDEO

LuotTruyCap

Thống kê truy cập
Hôm nay: 8.594
Hôm qua: 0
Tuần này: 8.595
Tháng này: 8.610
Tổng lượt truy cập: 13.056

Navigation Menu

Navigation Menu

Navigation Menu